Bối cảnh và từ nguyên Trung_hưng_tứ_tướng

Trong chữ Hán, "trung hưng" (中興) có nghĩa là "nửa đường phục hưng", ám chỉ những vương triều suy vi hoặc trải qua biến loạn một lần nữa quay lại giai đoạn thịnh vượng. Trong lịch sử Trung Quốc, những lần "trung hưng" nổi tiếng nhất có thể kể đến như "Quang Vũ trung hưng" thời Đông Hán, Nguyên Hòa trung hưng thời nhà Đường. Bắc Tống sau khi bị nước Kim tấn công, Khang vương Triệu Cấu tháo chạy về phương nam lập ra nhà Nam Tống. Những ngày đầu khi Nam Tống mới thành lập, người Kim nhiều lần xuôi nam nhưng gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ quân dân triều Tống. Do không thể xâm nhập phía nam, Kim – Tống hai nước đã ký kết đàm phán hoà bình song phương, lấy sông Hoài tới Đại Tán Quan (nay là phía tây nam Bảo Kê, Thiểm Tây) làm ranh giới, tạo thành nên cục diện giằng co trường kỳ giữa hai nước. Giai đoạn lịch sử này được gọi là "Tống thất trung hưng".